Lòng từ bi là một thứ tình cảm.
Lòng từ bi xuất phát từ sự đồng cảm với nỗi khổ đau của chúng sanh và thường có mong muốn hành động để giảm bớt sự đau khổ đó.
Compassion is an emotion. A sympathetic pity and concern for the sufferings or misfortunes of others.
Compassion comes from empathy for the suffering of sentient beings and often desire to take action to alleviate that suffering.
Thế gian lạnh ấm, mãi đan xen
Nửa thì mưa gió, nửa phồn hoa
Thế nhân không tỏ, thường oán trách
Đâu biết vấn đề, ngụ trong tâm
1. Dành thời gian cho những điều ý nghĩa
2. Nên biết học cách từ chối
3. Chi phí cơ hội: điều gì dễ đạt được thì giá trị không cao
Bần tiện bất năng di
Phú quý bất đăng dâm
Uy vũ bất đăng khuất
Quân tử không đấu với tiểu nhân
Ác nhân tự có ác nhân trị
Lý tương sinh tương khắc
Nhân quả tuần hoàn
Họa ra từ miệng nghiệp như núi
Một lời bất cẩn nghiệp khổ đau
Kêu cứu ai nghe chết không nổi
Tim rung mật vỡ sợ bồi hoàn
1. Tham -> Sân -> Si
1.1. Tham:
Tham là tham lam, là sự ham muốn quá mức đến mức bị cuốn theo, bị đắm chìm vào những thứ khiến mình ưa thích, lòng tham không biết chán, không có điểm dừng, càng có được những thứ bản thân ưa thích lại càng tham. Lòng tham trước nhất là vì bản thân mình, sau đến là cho gia đình, mở rộng ra là xã hội, quốc gia. Lòng tham thường đi liền với điều ác, đó là tranh giành ...
1.2. Sân:
Sân nghĩa là cơn giận, lòng thù hận, giận dữ khi không được vừa lòng, thỏa ý muốn của bản thân. Sân cũng chính là sự bất bình, cảm thấy bị xúc phạm nên “mượn” lý do đó để làm điều sai trái.
1.3. Si:
Si là sự si mê đến mê muội, vô minh, không sáng suốt. “Si” khiến con người ra không còn khả năng hiểu lẽ phải, phân biệt đúng sai, tốt xấu… từ đó vô tình hoặc cố ý tạo ra những điều sai trái, có hại cho cả bản thân và người khác.
2. Nghi :
Vì con người hay nghi ngờ nên bị luẩn quẩn không lối thoát. Vì nghi quá nên không thể nhìn ra và nhìn xa được
3. Bớt nghi ( khoán, team work )
4. Mạn :
Ngã mạn, ngạo mạn, tự mãn, kiêu căng, cho mình là nhất, là hơn người
5. Thân Kiến :
Là cái thấy, chấp rằng thân này có thật, ta là có thật. Nó là khởi đầu của chấp ngã.
6. Kiến Thủ Kiến :
Kiến thủ là cho rằng ý kiến của mình, cái thấy của mình là đúng, của người khác là sai.
7. Biên Kiến
1 nửa sự việc -> kết luận cả sự việc
8. Giới Cấm Thủ Kiến
Giới hạn kiến thức trong những thứ đã biết
9. Tà Kiến:
Tà kiến được hiểu là cái nhìn sai lệch, sự nhìn nhận, đánh giá không dựa trên trí tuệ thông suốt, sự hiểu biết tường tận mà xuất phát từ cảm tính (yêu - ghét).Khi đó những cái mà chúng ta nhìn không đúng với sự thật, với bản chất vốn có của nó.
10. Tâm Không
Thiên hạ vốn chẳng nảy sinh sự tình gì lớn, chỉ là có một số ít những kẻ thiển cận, hạng người tầm thường không có năng lực, cứ thích tự mình làm cho mọi thứ lộn xộn cả lên. Kết quả là những chuyện vốn dĩ có thể giải quyết dễ dàng lại hoá ra hỏng cả. Ta cho rằng cần từ sự căn bản mà giải quyết mọi sự, sau này có thể giảm bớt được rất nhiều phiền toái.
Cốt lõi trong tâm mỗi người, vạn sự cứ nên là đơn giản, dùng thiện tâm mà suy xét từ căn bản vấn đề, sau đó bắt đầu giải quyết, như thế thì việc lớn cũng hoá nhỏ, việc nhỏ hoá không, việc gì phải tự chuốc lấy phiền muộn cho mình.